14-10-2022

QUY HOẠCH ĐIỆN 8 VÀ NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

? Với định hướng đưa Việt Nam trở thánh một nước phát triển nền công nghiệp, ngành điện cũng cần được chú trọng phát triển song song nhằm đáp ứng nhu cầu từ khu vực sản xuất và dân sinh. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch điện VIII là cần thiết nhằm định hướng được tương lai phát triển của ngành điện; định lượng các giá trị mục tiêu cung cấp điện; xác định quy mô, tiến độ và phân bổ không gian của các công trình nguồn điện, lưới điện và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch. Cho đến hiện tại, dự thảo QH điện VIII không chỉ hướng đến đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam mà còn tính đến việc giảm mức phát thải ròng, đáp ứng cam kết COP 26 nhằm tạo dấu ấn thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư quốc tế.
 
? Chúng tôi cho rằng QH điện VIII sẽ là vấn đề quan trọng được nêu lên trong hội nghị TW Đảng vào tháng 10 tới đây. Và nếu dự thảo hiện tại được thông qua, đầu tư cho các dự án điện khí sẽ là chủ đề chính của ngành điện trong các năm sau, đi kèm với đó là khả năng giá điện trên Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM ) sẽ tiếp tục được neo ở mức cao. Trong xu hướng đó, nhóm ngành năng lượng điện tái tạo, bao gồm cả sản xuất điện và xây dựng sẽ là những nhóm ngành có thể hưởng lợi nhiều từ quy hoạch điện.
CƠ CẤU ĐIỆN KHÍ VÀ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (NLTT) SẼ CHIẾM TỶ TRỌNG LỚN TRONG CƠ CẤU NGUỒN ĐIỆN NẾU DỰ THẢO QUY HOẠCH ĐIỆN 8 ĐƯỢC THÔNG QUA (Hình 1, Hình 2).
 
 
 
? Với Dự thảo quy hoạch điện 8 được công bố ở thời điểm hiện tại, tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2030 sẽ đạt mức 120.995 đến 148.358 MW, tăng khoảng 76% so với tổng công suất hiện tại. Trong đó, nhiệt điện khí có mức tăng trưởng đáng kể nhất với kế hoạch đạt mức công suất khoảng từ 29.880 đến 39.980 MW, tăng gấp gần 5 lần so với tổng công suất hiện tại. Năng lượng tái tạo tuy chỉ được quy hoạch tăng trưởng 38% về công suất đặt so với hiện tại nhưng cấu phần điện gió trong năng lượng tái tạo lại có mức tăng trưởng khá lớn. Theo quy hoạch, nguồn điện gió tới cuối năm 2023 đạt khoảng 23.100 MW, gấp hơn 5 lần so với mức công suất điện gió hiện tại.
NHIỆT ĐIỆN KHÍ SẼ ĐƯỢC TẬP TRUNG HUY ĐỘNG NHẰM ĐẢM BẢO CHO MỨC PHỤ TẢI NỀN.
 
? Mặc dù năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là nguồn năng lượng được tập trung đầu tư trong giai đoạn 2020 – 2021, chủ yếu do chính sách ưu đãi giá từ biểu giá điện hỗ trợ FIT (Feed-in Tariff), những nguồn năng lượng này lại không giải quyết được vấn đề phụ tải nền do đặc tính phát điện phụ thuộc vào thời tiết và thiếu tính ổn định. Vì vậy, để đảm bảo an ninh năng lượng trong khi vẫn đáp ứng được COP26 (2021 United Nations Climate Change Conference), chúng tôi cho rằng nhiệt điện khí sẽ được tập trung huy động trong tương lai. Thực tế trong hiện tại, nhà máy điện than và một vài nhà máy thủy điện lớn là nơi cung cấp công suất phụ tải nền ở miền bắc trong khi nhà máy điện khí cung cấp công suất phụ tải nền ở miền Nam.
 
 
NGUỒN KHÍ NỘI ĐỊA CUNG CẤP CHON NHU CẦU PHÁT ĐIỆN SẼ GIẢM DẦN VÀ CÓ NGUY CƠ CAO THIẾU HỤT TRONG TƯƠNG LAI. VÌ VẬY VIỆC ĐẨY MẠNH NHẬP KHẨU KHÍ LNG NHẰM VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ LÀ BẮT BUỘC.
 
? Hiện tại, các mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ, Rồng Đôi – Rồng Đôi Tây và Phong Lan Dại đã khai thác gần cạn nguồn khí. 3 mỏ này từ khoảng thời gian 2022 - 2023 trở đi có thể sẽ không cung cấp nguồn khí đầu vào cho sản xuất điện nữa, tổng sản lượng khí hàng năm sụt giảm do ngưng cung cấp khí từ 3 mỏ nêu trên vào khoảng 4,7 tỷ mét khối. Trong khí đó, 2 mỏ khí mới là Sư tử trắng và Sao Vàng – Đại Nguyệt sau khi đi vào vận hành chỉ bổ sung thêm được 3.5 tỷ mét khối khí vào sản lượng hàng năm. Việc đẩy mạnh việc nhập khẩu LNG sẽ là bắt buộc nhằm cung cấp đủ nguồn khí cho lộ trình phát triển nhiệt điện khí như Quy hoạch điện 8 đã đề ra (Hình 4).
 
 
 
? Để hỗ trợ cho nhu cầu nhập khẩu LNG, Quy hoạch điện 8 cũng đã đề ra lộ trình cho các kho nhập khẩu LNG. Hiện tại, LNG Thị Vải và LNG Hải Linh sẽ là những kho đầu tiên dự kiến vận hành vào năm 2022 với tổng quy mô 2,2 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2023, dự kiến tổng quy mô các kho chứa sẽ đạt mức 4,2 triệu tấn/năm với việc nâng công suất kho LNG Thị Vải. Cho đến 2030, dự kiến tổng quy mô các kho chứa sẽ đạt mức 15,2 triệu tấn/năm, gấp 7 lần quy mô năm 2022 (Hình 5).
 
 
 
GIÁ PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH (CGM) KHẢ NĂNG CAO SẼ CÓ XU HƯỚNG TĂNG TRONG TƯƠNG LAI NẾU DỰ THẢO QUY HOẠCH ĐIỆN 8 VÀ KIẾN NGHỊ THANH TOÁN CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CHUYỂN TIẾP THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN GIAO NGAY ĐƯỢC HIỆN THỰC HÓA.
 
? Trong 8 tháng năm 2022, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt mức 182.4 tỷ kWh, tăng 5% YoY. Trong đó, nhiệt điện than đóp góp tỷ trọng cao nhất, chiếm 39.4% tổng sản lượng. Thủy điện tăng mạnh tỷ trọng lên mức 34.8% do được ưu tiên huy động nhờ vào thủy văn thuận lợi (hình 7). Tuy nhiên trong tháng 8, giá CGM ước tính vào khoảng 1.390 đồng/kwh (tăng 4% so với tháng trước và tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021). Mức giá CGM trong 8 tháng đầu năm 2022 trung bình khoảng 1.427 đồng/kwh (tăng 35% so với cùng kỳ) chủ yếu do giá than đầu vào cho nhiệt điện than và giá dầu FO (cơ sở tính giá đầu vào cho nhiệt điện khí) tăng lên và nhu cầu điện trên toàn quốc tiếp tục phục hồi sau giai đoạn trầm lắng sản xuất bởi Covid - 19.
 
 
? Cho các năm tiếp theo, với việc nhu cầu dùng điện sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 7% như thời điểm trước dịch (thể hiện tại tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm tại hình 6), cùng với đó là việc La nina suy yếu (hình 8), chúng tôi cho rằng mức đóng góp từ thủy điện vào tổng sản lượng điện sẽ giảm đi, cùng với đó là sự gia tăng tỷ trọng cho nhiệt điện, qua đó giá CGM trong tương lai sẽ có xu hướng tăng khi nguyên liệu đầu vào của nhiệt điện khí sẽ có xu hướng tăng trong tương lai trong khi nguyên liệu đầu vào cho nhiệt điện than vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
 
 
 
1️⃣ Với nhiệt điện khí, nguyên liệu đầu vào thường được tham chiếu dựa trên giá dầu FO Singapore đối với khí thiên nhiên. Trong khi đó với LNG, các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thường neo giá bán LNG theo giá dầu, vì vậy giá LNG thường có diễn biến cùng chiều với giá dầu (hình 9). Chúng tôi cho rằng giá dầu khó có thể hạ nhiệt ngay trong tương lai, thậm chí có thể tăng trở lại do (1) OPEC+ đã quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày và (2) tồn kho dầu dự trữ của Mỹ đã về mức thấp trong 40 năm, điều này sẽ thúc đẩy việc mua lại nhiều dầu hơn để bổ sung lại kho dự trữ. Đối với nhiệt điện than, giá than sẽ khó có thể hạ nhiệt ngay do nhu cầu nhập than nhằm sử dụng cho nhiệt điện cho EU đã tăng trở lại nhằm khắc phục tình trạng thiếu khí đốt trong khi Indonesia đã gia hạn lệnh cấm xuất khẩu than từ tháng 8 năm 2022 (hình 11, hình 12).
 
 
 
 
 
2️⃣ Các dự án năng lượng tái tạo nếu tham gia thị trường điện cũng sẽ làm tăng mức giá chung trên toàn thị trường do chi phí để tạo ra 1KWh điện NLTT thường cao hơn các loại hình khác, dẫn đến việc giá bán của loại hình này trên thị trường cũng sẽ ở mức cao. (Hình 14)
 
 
 
????̂̀?: ????, ????, ???, ?????3, ?????????, ????, ???????, ??????, ???? ???????ℎ